Tìm hiểu về các loại key Win/Office: Retail, MAK, KMS, OEM

Vâng, mình tin là có đến 90% những bạn mới tìm hiểu về các loại key Windows hoặc Office sẽ bị choáng ngợp về những thông tin mà họ tìm thấy, bởi nó có rất nhiều loại mà nếu bạn không tìm hiểu kỹ, bạn sẽ không thể nào phân biệt được.

Chính vì vậy mà mình đã quyết định viết bài này để phân loại, giúp các bạn dễ hình dung hơn về các loại key hiện có, từ đó giúp bạn mua được đúng loại key mà bạn cần.

Okay, let’s go…

tim-hieu-ve-cac-loai-key-windows-va-office

Sườn nội dung

#1. Key Retail

Đúng như cái tên của nó, “Key Retail” của Microsoft là key bán lẻ. Key này bạn có thể mua thông qua các kênh bán lẻ chính thức của Microsoft hoặc các nhà phân phối được ủy quyền bởi Microsoft.

“Retail” có nghĩa là bán lẻ, vậy nên với loại key Retail này thì bạn chỉ có thể kích hoạt được trên 1 – 3 máy, rất phù hợp với máy tính cá nhân.

Với key Retail, người dùng có thể kích hoạt đơn giản bằng cách nhập key trong mục Windows Activation (Mở Activation), hoặc bạn cũng có thể kích hoạt bằng hình thức Activate by phone..

#2. Key MAK (Multiple Activation Key)

MAK (tên đầy đủ: Multiple Activation Key) là loại key dành cho cho các tổ chức/doanh nghiệp để kích hoạt các sản phẩm số của Microsoft (như Windows hoặc Office), trên một số lượng máy tính được xác định trước, thông qua phương thức kích hoạt một lần.

MAK thường được sử dụng trong các trường hợp như: việc kết nối liên tục đến máy chủ KMS gặp khó khăn, máy tính không thường xuyên kết nối với mạng nội bộ của tổ chức, hoặc khi một tổ chức không muốn duy trì một cơ sở hạ tầng KMS.

Key MAK cũng rất hữu ích trong việc kích hoạt số lượng lớn các thiết bị mà không cần phải tương tác thường xuyên.

Hay nói cách khác thì loại key này có thể kích hoạt cùng lúc cho nhiều thiết bị máy tính.

Có 2 dạng key tương tự với Key MAK đó là GVLK (Group Volume License Key) và CSVLK (Customer Support Volume License Key):

  • GVLK: Cách thức hoạt động tương tự với key MAK, nhưng khác ở chỗ là sever KMS không phải là của Microsoft, mà là của chủ key (đơn vị đã được cấp chứng nhân hoạt động bởi Microsoft).
  • CSVLK: Cách thức hoạt động cũng tương tự MAK, nhưng điểm khác biệt là sever KMS là một sever ảo trên Microsoft Azure được Microsoft quản lý trực tiếp.

#3. Key OEM (Original Equipment Manufacturer)

“Key OEM” là loại key được tích hợp sẵn vào máy tính khi xuất xưởng, dễ thấy nhất là các dòng Laptop hiện nay khi mua mới đều đã có sẵn Windows bản quyền theo kèm.

Một số điểm chính của Key OEM đó là:

+) Nó gắn liền với phần cứng máy tính: Key OEM gắn liền với phần cứng mà nó được cài đặt ban đầu.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc key OEM không thể được chuyển sang máy tính khác được. Nếu bạn thay thế một số phần cứng quan trọng của máy tính như bo mạch chủ (mainboard), Chip, ổ cứng HDD/SSD.. thì bạn có thể phải mua một key mới để kích hoạt lại.

+) Chỉ cấp phép Một Lần: Key OEM chỉ có thể được kích hoạt một lần trên một máy tính duy nhất. Và khi đã kích hoạt thì key này không thể được sử dụng lại trên một máy tính khác.

Nói chung thì Key OEM là một lựa chọn phù hợp cho những người mua máy tính mới và không có kế hoạch nâng cấp phần cứng (ví dụ như thay mainboard, thay chip…), hoặc chuyển hệ điều hành sang máy khác.

Key OEM được chia thành các loại như sau:

+) Key SLP (System Locked Pre-installation): Loại key này được sử dụng rất nhiều, nó thường được tích hợp sẵn trong các máy tính mới mua hiện nay.

Một số hãng máy tính lớn thường dùng key này là Asus, HP, Dell..

Key SLB hoạt động dựa trên cơ sở phần cứng (BIOS SLIC) và là loại key duy nhất được kích hoạt được offline mà không yêu cầu liên hệ với Microsoft.

+) Key NONSLP (Non System Locked Pre-installation): Loại key này thì lại trái ngược với key SLP ở trên.

Nếu như key SLP được cung cấp cho các đơn vị sản xuất lớn thì key NONSLP được sử dụng và kinh doanh bởi các đơn vị nhỏ lẻ không có thiết bị. Kích hoạt key này thông qua ID của thiết bị.

+) Key COA (Certificate of Authentication): Đây là loại key OEM yêu cầu kích hoạt bằng phương pháp online hoặc gọi điện để xác nhận (Activate by phone).

Key này hoạt động dựa trên nền tảng file Cert, có nghĩa là trong trường hợp file Cert không phù hợp key thì key cũng sẽ bị vô hiệu hóa.

Key COA thường được dùng trong các phiên bản Windows cũ, với những phiên bản Windows mới như Windows 11.. thì key này không còn dùng được nữa.

#4. KMS (Key Management Service)

KMS là loại key dùng thử 180 ngày, loại key này có cách thức hoạt động tương tự GVLK (Group Volume License Key) mà mình đã đề cập ở trên.

Tuy nhiên, key này đến từ sever offline/sever online không được chứng nhận bởi Microsoft.

Vậy nên sau khi kích hoạt key, người dùng chỉ được quyền sử dụng trong vòng 6 tháng và khi hết thời hạn sẽ phải kích hoạt lại key để có lại bản quyền sử dụng.

Đọc thêm: Tìm hiểu kỹ hơn về Product Key trên hệ điều hành Windows

Vâng, qua bài viết trên thì mình tin là bạn đã hiểu rõ hơn về các loại key phổ biến của Microsoft rồi phải không ạ.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả và đừng quên ủng hộ các sản phẩm mà Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store đang kinh doanh ha >.<

Có đầy đủ các phiên bản Windows và Office, bạn có thể vào chuyên mục tương ứng để chọn mua (xem hướng dẫn) !

Kiên Nguyễn – Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store!

Đạt 5/5 điểm (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
Chat Telegram